Lỗ hổng có tên “ChaiOS” này ảnh hưởng tới bất cứ thiết bị nào chạy iOS và macOS. Hiện bản sửa lỗi chưa được phát hành, và đây không phải lần đầu tiên thiết bị Apple gặp tình trạng này.
ChaiOS được nhà phát triển phần mềm Abraham Masri tại Chicago, Mỹ phát hiện khi chia sẻ đường link khiến ứng dụng treo cứng qua mạng xã hội.
ChaiOS rất giống lỗ hổng Effective Power được phát hiện lần đầu tháng 5/2015. Khi đó, các tin nhắn độc hại có từ “Power” và các ký tự Ả-rập, Marathi (Ấn Độ) và tiếng Trung làm ứng dụng Messages treo cứng.
Nếu người dùng nhận được tin nhắn khi máy đang khóa, Effective Power có thể khiến iPhone khởi động lại. Thời điểm đó, người dùng mạng xã hội phàn nàn kiểu tin nhắn gây hại này liên tục được người quen trong danh sách bạn bè gửi tới.
Với ChaiOS, khi người dùng nhấp vào đường link gửi qua ứng dụng Messages, iPhone (iPad hoặc Mac) sẽ bị điều hướng tới trang web Github chứa mã khai thác. Tại đây, tin nhắn text chứa các ký tự dài ngoằng sẽ khiến thiết bị quá tải và treo cứng.
Nếu rơi vào tình huống này, thiết bị sẽ treo cứng rồi khởi động lại mất chừng 10 giây cho tới khi màn hình khóa hiện ra.
Masri cảnh báo nếu gặp tin nhắn có chứa đường link kiểu này, người dùng Apple không nên chia sẻ vô tội vạ cho bạn bè. Nhiều khả năng, bản sửa lỗi sẽ được Apple phát hành trong bản cập nhập iOS và macOS sắp tới.
Theo Zing
" alt=""/>'Bom tin nhắn' làm treo cứng thiết bị AppleTuy nhiên, điều này đã dần thay đổi khi Huawei đang nhận phải hàng loạt chỉ trích cũng như cáo buộc từ phía Mỹ về những hoạt động của công ty trên toàn cầu. Trong thời gian gần đây, ông Nhậm đã tiếp xúc với truyền thông nhiều hơn để chia sẻ về công ty, gia đình và cuộc sống. Ông nói rằng những khó khăn mà Huawei phải đối mặt không khác gì so với cuộc sống của ông.
“Tôi nhận thấy cuộc sống của tôi luôn gặp phải nhiều khó khăn. Tôi chưa bao giờ có được những khoảng thời gian suôn sẻ. Khi còn trẻ, nền tảng gia đình của tôi không tốt. Tôi đã phải làm việc vất vả để có được dù chỉ là một chút cơ hội thăng tiến trong công việc”, ông chia sẻ với CNN.
Ông Nhậm Chính Phi sinh năm 1944 tại Quý Châu, tỉnh nghèo nhất ở Trung Quốc. "Dùng muối để nấu ăn, chúng tôi đã được xem là giàu có", ông chia sẻ với BBC trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2015.
Ông Nhậm Chính Phi xuất hiện trước truyền thông sau những scandal của Huawei. Ảnh: CNN. |
Năm 1974, ông gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) với tư cách là một kỹ sư. Hành động này của ông đã đặt ra không ít nghi vấn về mối quan hệ giữa Huawei với quân đội và chính phủ.
Ông Nhậm cũng nhiều lần phủ nhận về việc chính phủ Trung Quốc từng yêu cầu Huawei làm gián điệp. Thời điểm này đang diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc. Đây cũng là khoảng thời gian quốc gia này bị thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cấp lượng thực và quần áo.
“Vào thời điểm đó, sự hỗn loạn diễn ra ở khắp nơi”, ông Nhậm cho biết. Ông nhớ lại lượng vải may khan hiếm đến nỗi hầu hết mọi người không có đủ để vá hoặc sửa chữa quần áo.
Lúc này, ông được giao nhiệm vụ thành lập một nhà máy hóa chất để sản xuất sợi dệt ở phía đông bắc Trung Quốc. Đây là một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm đảm bảo mỗi người dân có ít nhất một bộ quần áo tươm tất.
Ông và các đồng đội trong quân ngũ của mình đã ngủ tại một ngôi nhà tồi tàn trong thời tiết 0 độ C và sống chỉ bằng cách ăn rau trong nhiều tháng liên tiếp. Tuy nhiên, ông nói rằng khoảng thời gian đó rất vui vì trong khi những người khác tại Trung Quốc bị chỉ trích do đọc quá nhiều sách, thì nhà máy “có lẽ là một trong số ít nơi mà mọi người có thể đọc”.
Ông Nhậm tiết lộ bản thân từng mong muốn trở thành một trung tá phục vụ trong PLA. Tuy nhiên, điều này đã không thể trở thành hiện thực do nền tảng gia đình của ông không phù hợp.
Năm 1983, ông Nhậm rời PLA ở tuổi 39 và một thời gian sau, ông thành lập Huawei vào năm 1987. Lúc này, Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ. Điều đó khiến cho cơ sở hạ tầng viễn thông nghèo nàn tại thời điểm này không kịp thích ứng và kìm hãm sự phát triển.
Khối tài sản của ông Nhậm được ước tính có giá trị khoảng 3,3 tỷ USD. Ảnh: CNN. |
Việc thúc đẩy ngành công nghiệp viễn thông trở thành ưu tiên của các nhà hoạch định chính sách và 3 doanh nghiệp nhà nước gồm Great Dragon, Datang và ZTE đã nhanh chóng trở thành những gã khổng lồ tại Trung Quốc.
Ông Nhậm đã chọn con đường khác. Huawei được đăng ký hoạt động là một một ty tư nhân với trụ sở đặt tại Thâm Quyến. Theo cuốn "The Huawei Way", thời gian đầu hoạt động, công ty chủ yếu kinh doanh các thiết bị viễn thông nhưng gặp không ít khó khăn. Huawei đã liên tục đấu tranh để giành lấy thị phần và ông Nhậm phải đối mặt với "trầm cảm và lo lắng nghiêm trọng trong những ngày đen tối nhất của công ty".
Ông Nhậm đã yêu cầu nhân viên làm việc liên tục trong nhiều giờ và làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo doanh số. Không thể cạnh tranh ở các thành phố lớn, Huawei chuyển hướng tập trung vào các thị trấn và làng quê nhỏ ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy Huawei tạo ra những thế mạnh riêng cho phép họ cạnh tranh với các đối thủ lớn.
Ông Nhậm được biết đến là một người tập trung toàn bộ cho công việc. Điều này khiến ông không có nhiều thời gian dành cho gia đình cũng như xây dựng mối quan hệ với 3 người con.
Ông cho biết khi còn ở trong quân đội, trong một năm ông chỉ dành thời gian một tháng cho gia đình. “Sau khi thành lập Huawei, tôi đã phải chiến đấu vì sự sống còn của công ty này, dành 16 giờ mỗi ngày để làm việc trong văn phòng”, ông nói.
Ông Nhậm cho biết bản thân không có quan hệ thân thiết với 3 người con. Ảnh: Fortune. |
Bà Mạnh Vãn Châu sinh năm 1970, là con gái của ông với người vợ đầu tiên. Hiện tại, bà Mạnh nắm giữ vị trí Giám đốc tài chính của Huawei. Ông Nhậm chia sẻ mình không thân thiết với bà Mạnh vì khi bà còn nhỏ, ông đã gia nhập quân đội và khoảng cách đã ngăn cản tình cảm cha con.
Thêm vào đó, dù là một trong những nhà điều hành cấp cao tại Huawei, ông Nhậm không trực tiếp làm việc với bà Mạnh. Do đó, 2 người thậm chí còn không có mối quan hệ gắn kết trong công việc.
Ngoài ra, ông cũng có một người con trai tên Meng Ping với người vợ cả. Ông Ping làm việc tại một công ty con của Huawei và không mấy quan tâm đến công việc kinh doanh của tập đoàn. Người con gái thứ 3 là Annabel Yao, đang theo học ngành khoa học máy tính tại trường đại học Harvard.
Ông Nhậm cho biết ông không có bất cứ mối quan hệ thân thiết nào với cả 3 người con. Ông nhớ lại trong một lần hỏi họ rằng có muốn ông dành nhiều thời gian hơn cho gia đình hay tập trung làm việc để “xây dựng một nền tảng mà họ có thể phát triển”.
Cả 3 người con đều chọn vế thứ hai.